Wednesday, August 24, 2016

Anh hùng hay nạn nhân?

Tôi vừa đọc báo, thấy có chuyện nam sinh chết đuối vì cứu bạn được tặng huy hiệu dũng cảm hay anh hùng gì đấy. Tôi đọc xong mà cười ra nước mắt quý anh chị ạ.

Tôi đã đi nhiều nước. Thực sự tôi chưa thấy nước nào như VN. Thay vì cấm một hành động nguy hiểm lại đi tán dương nó. Tôi ko hiểu anh hùng để làm gì thời này. Cha mẹ những nạn nhân có vơi đi được nỗi đau? Và biết bao nhiêu trẻ em sẽ chết trong tương lai để đc tuyên dương anh hùng?

VN là nước có nhiều sông ngòi kênh rạch và đường bờ biển dài. Bà con sống ở ven sông ven biển không phải là ít. Thế nhưng không hiểu sao lại ít chú trọng dạy con em mình kỹ năng bơi lội – 1 trong những kỹ năng sống hết sức quan trọng. Thay vào đó, cha mẹ lại cấm các em tắm sông tắm biển, thậm chí cấm đi ngoại khóa cắm trại. Ở nhà cho lành.


Nói ra ko phải khoe chứ tôi đây 12 năm đi học đều là con ngoan trò giỏi, bằng khen chất đầy tủ, khiếp không? Ấy thế mà tôi vẫn trốn pama tắm sông như cơm bữa. Nên việc anh chị cấm con mình thì có mà cấm vầu lưng. Tụi nhỏ tò mò rất, lại ham chơi và dễ bị bạn bè rủ rê.

Dường như XH càng phát triển, chúng ta càng quên đi bản năng đầu tiên và must have của 1 ông người đó là tồn tại. Các anh chị nên nhớ rằng, khi đứng trước thiên nhiên, chúng ta vẫn chỉ là 1 sinh vật nhỏ bé và yếu ớt. Chỉ cần 1 cơn lũ lớn, chúng ta sẽ bị quét sạch.

Theo các nhà khoa học, trẻ nhỏ tập bơi rất nhanh vì khi nằm trong bụng mẹ, chúng đã có phản xạ bơi lội. Ở nước ngoài, trẻ được học bơi từ rất sớm. Sau đó học cắm trại, học leo núi…tức học những kỹ năng tồn tại cơ bản.

Tôi có người bạn sống ở Đức. Con ảnh 3 tuổi đã được cha mẹ cho tập bơi, đến 6 tuổi các em đã bơi như rái cá. Lúc này đi học, các em được nhà trường tổ chức đi cắm trại, ở lại đêm mà ko có cha mẹ đi cùng. Việc cắm trại leo núi này được tổ chức thường xuyên nhé. Ko chỉ riêng gia đình anh, mà nhà nào cũng như thế.

Việc học kiến thức văn hóa là rất ít. Ko có nhồi nhét như ở VN. Chả phải giải toán hay viết văn tả Bác Hồ hay học lịch sử đánh thắng quân thù gì ráo. Cứ chơi suốt. Ngày học độ 2 tiếng. Về nhà thì tập vẽ tranh, cắt dán thủ công.

Trong cứu hộ người chết đuối, việc đầu tiên nên làm đó là gọi người tới giúp. Sau đó, nếu có cành cây, sợ dây, hay áo phao, hay bất cứ vật gì người chết đuối có thể bám vào được thì hãy ném ra cho họ và kéo họ vào. Chứ ko phải cứ thấy người chết đuối là phăm phăm lao như giặc xuống cứu để nhận bằng khen anh hùng cộng thêm ít tiền thưởng.

Việc cứu người này chỉ dành cho tay chuyên cứu hộ, chứ ko phải chúng ta.

Xin quý anh chị hãy cân nhắc khuyên con em mình tuyệt đối ko được phi xuống nước cứu bạn chết đuối, dù có bơi giỏi đi chăng nữa. Đó là hành động tự sát, chứ ko phải dũng cảm hay anh hùng gì sất.

Anh hùng hay dũng sĩ là thứ chỉ có trong truyện cổ tích.

Wednesday, August 10, 2016

It's a fucking bird !

Lướt tí báo mà thấy ông gà ngâm diệu mần tôi giật hết cả mình, nên phẩy múa tí phím trấn an tinh thần anh chị ạ.

Kể nghe. Một dạo tôi cafe chém gió mới mấy anh bạn Tây lắm lông thì bắt gặp một nhóm người hò dô náo nhiệt rất. Chúng tôi tò mò lại xem thì hóa ra các anh mới bắt được ông chiêm bìm bịp và chuẩn bị ngâm diệu, mần live cho bà con cùng xem. Nhẽ nhà anh ý mần nghề ngâm diệu, muốn mần tý hàng để PR.

Mấy anh bạn tôi đứng xem mà cứ há hốc mồm, lắc đầu nguầy nguậy bẩu uôi uôi dã man quá. Ngâm diệu gì mà để toàn lông lá thế kia, rồi uống vào vi khuẩn nguy hiểm, rồi đau bụng ỉa chảy thì sao? Đáng lẽ phải vặt hết lông đi, rồi luộc cho chín mới ngâm chứ? Ai lại uống diệu ngâm xác chết. Quá tởm, quá nguy hiểm!

Tôi, lại với tinh thần tự hào dân tộc 6000 năm, bẩu chúng mài éo biết gì câm mồm đê. Ngâm diệu là bí kíp của dân tao mấy ngàn năm nay rồi. Diệu này uống vào ko những ko chết, mà còn khỏe người, giúp mày cứng được lâu.

Bạn tôi bẩu cứng à? Cứng gì cơ? Tôi bẩu cứng chỗ đó đó, rồi chỉ chỉ vầu chỗ giữa 2 đùi anh. Tay tôi vừa chỉ vừa gồng gồng như Lý Đức. Anh vỗ vai tôi phá lên cười nức nở hehehe. Tôi hay ngại, thành thử tôi triển body language cho nó nhã anh chị ạ. Người văn minh đéo ai lại thô thiển. Tôi còn bẩu, chúng tao còn ngâm cả rắn, thằn lằn, ngựa biển...nữa cơ.

Thế là các bạn tôi móc điện thoại ra định chụp vài cú ảnh nhưng người chen lấn dữ quá, mãi ko chọt được cú hình nào. Tôi bèn la lớn kêu các anh ơi, đây là đoàn nhà báo Tây đang tác nghiệp, các ảnh muốn chụp hình để mốt quảng bá cho cả thế giới về nghệ thuật ngâm diệu nước ta, các anh chị vui lòng dịch ra chút xíu đi ạ.

Thế là các anh dịch ra cho các bạn tôi chụp hình, vừa cười vừa say hê lô hê lô how are you, hiếu khách rất. Có anh kia vừa cười với Tây, vừa trỏ trỏ vầu xác con chim bẩu, chít cần chít cần, de li sớt de li sớt. (chicken, delicious). Tay ra hiệu like like.

Bạn tôi mới lầm bầm chửi "it's a bird, a fucking bird, you bastard!!"

Anh kia bẩu tôi chú dịch xem nó vừa nói gì thế? Tôi mắc cười quá, nhưng phải gồng tý, rồi mới nho nhe bảo là ảnh Tây ảnh nói hay, hay lắm. Rồi vỗ vai kêu mấy anh bạn lủi nhanh.

Nhìn hình ông gà ngâm diệu, tôi lại nhớ câu này của bạn tôi hêhê.


Wednesday, July 27, 2016

SENSATIONALISM

Thầy tôi, Oscar Wilde lão sư, khi dạy tôi về marketing có cho tôi một khẩu quyết tâm pháp, đó là "there is only one thing in life worse than being talked about, and that is not being talked about."

Đại để, muốn nổi tiếng, phải mần cho cộng đồng nhắc đến ta liên tục liên tục. Một khi ko ai nói về ta nữa, thì hêhê sin trào và hẹn gặp lại. Hay nói cách dân dã: thà bị ném đá còn hơn đéo ai ke (care).

Với sự phát triển của social media, một thuật ngữ người ta hay nhắc đến đó là "sensationalism", đại để là dùng scandal để lổi tiếng. Mời quý anh chị xem hình tôi bốt.

Cú hình chỉ ra một cô gái đang được nhà đài phỏng vấn trong trạng thái khỏa thân, nhưng có điều là cô ý bị rọ mõm (bịt miệng). Nghe có vẻ phi lý nhưng ko đâu anh chị ạ, cô ý hêhê đương luy (nude aka khỏa thân). Cộng đồng và media quan tâm cô ý luy, chứ cô nói gì thì kệ mẹ cổ, có khi câm càng hay aha.


Đến đây, tôi xin lạy các chưng dài, người mẫu, diễn viên ở Ta 1 lạy. Họ là những bậc thầy về nghệ thuật marketing, nhờ đó trở nên lổi tiếng và giàu có. Quý anh chị đó đã khởi nghiệp thành công, bằng cách kinh doanh với nguồn vốn tự có (khuôn mặt đẹp, chưng dài, body nuột, giọng hát hay diễn xuất tuyệt vời...). Tôi hết sức khâm phục.

Cá nhân tôi luôn mạnh mẽ cổ vũ và ủng hộ việc mần giàu bằng vốn tự có như thế. Đời này phải biết địch biết ta, 100 trận 100 thắng.

Đéo ai lại bắt hoa hậu đi mần ruộng bâu giờ phỏng quý anh chị?

Friday, May 9, 2014

TRUNG HOA VẪN LÀ SỐ 2

Bài viết của Jeffrey Frankel, GS Kinh tế tại trường ĐH Havard University's School of Gorverment, trước đây ông từng là thành viên trong Hội Đồng Tư Vấn Kinh Tế của Tổng Thống Bill Clinton. Ông hiện đang quản lý chương trình về tài chính quốc tế và kinh tế vĩ mô tại cục Nghiên Cứu Kinh Tế Quốc Gia của Hoa Kỳ.

Dịch từ bài viết gốc China is Still Number Two.

CAMBRIDGE - Các tiêu đề báo chí thế giới tuần này đều đăng tải một cột mốc quan trọng của nền kinh tế thế giới. Như tờ Financial Times giật tít, "Trung Hoa chuẩn bị vượt mặt Hoa Kỳ để trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới trong năm nay ". Đây là một sự phát triển thần kỳ hoặc nó có thể sẽ như vậy nếu lời tuyên bố này không sai lầm trầm trọng. Thực sự, Hoa Kỳ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới với một khoảng cách vượt trội so với Trung Hoa.

Câu chuyện bắt đầu từ một báo cáo được đăng tải vào ngày 29/04 vừa qua từ Chương Trình So Sánh Thế Giới của World Bank ( World Bank's International Comparison Program), viết tắt là ICP. Các đánh giá của ICP rất có giá trị. Tôi luôn nóng lòng chờ đợi và sử dụng số liệu ước đoán của họ mỗi 6 năm hoặc tương tự vậy, bao gồm cả số liệu về Trung Hoa.

Số liệu của ICP so sánh GDP của mỗi nước bằng cách sử dụng tỷ giá hối đoái theo sức mua tương đương - PPP ( Purchasing-Power-Parity) thay vì sử dụng tỷ giá hối đoái thị trường. Điều này là đúng khi nhìn vào thu nhập thực bình quân trên đầu người để đo lường chuất lượng cuộc sống của con người. Nhưng điều này lại sai khi nhìn vào tổng thu nhập quốc gia để đo sức mạnh quốc gia trong nền kinh tế thế giới.

Điều mấu chốt là kể cả tính bằng tiêu chuẩn thu nhập bình quân đầu người ( ở mức tỷ giá hối đoái theo sức mua tương đương -PPP) hoặc tổng thu nhập quốc nội GDP (ở mức tỷ giá hối đoái thị trường) thì việc Trung Hoa vượt mặt Hoa Kỳ vẫn là ở thì tương lai. Tuy vậy, với mức độ tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm trong 3 thập kỷ qua, đó là một điều thần kỳ trong lịch sử phát triển ấn tượng của một quốc gia.

Nếu theo tỷ giá quy đổi thị trường ( market exchange rate), quy mô nền kinh tế của Hoa kỳ vẫn gần như gấp đôi Trung Hoa ( lớn hơn 83%). Nếu với tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của Trung Hoa giữ ngang mức 5% hoặc cao hơn, nó sẽ mất 12 năm để bắt kịp với quy mô của nền kinh tế Hoa Kỳ. Nếu với mức 8%, ví dụ vậy, bởi vì tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ - NDT (RMB- Renminbi) tăng ở mức 3%/năm, thì Trung Hoa sẽ mất 8 năm để đuổi kịp Hoa Kỳ.

Vấn đề PPP và tỷ giá quy đổi thị trường là vấn đề thường gặp với các nhà kinh tế quốc tế. Vấn đề phiền hà nhưng không thể tránh khỏi này nổi lên bởi vì đầu ra của Trung Hoa được tính bằng đồng RMB trong khi thu nhập của Hoa Kỳ lại được tính giá bằng đồng USD. Bằng cách nào sau đó mà người ra có thể diễn giải những con số này để dùng so sánh với nhau một cách tương thích?

Phương án hiển nhiên là dùng tỷ giá hối đoái hiện thời, bằng cách nhân GDP được tính bằng đồng RMB của Trung Hoa với tỷ giá quy đổi RMB/USD để quy ra đồng USD. Nhưng sau đó một số người chỉ ra rằng nếu bạn muốn tính chất lượng cuộc sống của người dân Trung Hoa, bạn phải nhận thức rằng nhiều hàng hóa và dịch vụ ở Trung Hoa rất rẻ. Một đồng NDT được xài ở Trung Hoa có giá trị hơn nhiều so với một đồng NDT được tiêu dùng ở nước ngoài.

Với nguyên nhân này, nếu bạn muốn so sánh thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia, bạn cần phải tính sức mua nội địa, như cách làm của ICP. Phương pháp sử dụng PPP rất hữu dụng cho nhiều mục đích như nó sẽ cho ta biết chính phủ nước nào thành công trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân của họ.

Nếu nhìn vào thu nhập bình quân đầu người, thậm chí bằng chỉ số PPP, Trung Hoa vẫn là một nước tương đối nghèo. Mặc dù Trung Hoa đã phát triển khá nhanh trong một thời gian ngắn, thu nhập bình quân đầu người của nó vẫn chỉ xấp xỉ thu nhập bình quân đầu người của Albania, là nước được xếp hạng giữa trong số 199 nước được tính toán.

Nhưng nền kinh tế của Albania, không giống như của Trung Hoa, thường không được đưa lên hàng tít trên báo chí. Điều đó không phải chỉ bởi vì Trung Hoa có nền kinh tế năng động, mà bởi vì Trung Hoa là một nước đông dân nhất thế giới. Nếu thử nhân thu nhập bình quân trung bình của Trung Hoa với 1,3 tỷ dân, kết quả sẽ là một con số khổng lồ. Sự kết hợp giữa một dân số đông đúc và một thu nhập bình quân trung bình đem lại sức mạnh cho Trung Hoa, về kinh tế lẫn cả chính trị.

Tương tự, chúng ta xem việc ngôi vị số 1 của Hoa Kỳ không phải bởi chỉ việc Hoa Kỳ là một nước giàu. Nếu thu nhập bình quân đầu người được lấy làm tiêu chuẩn để đánh giá, thì các nước như Monaco, Qatar, Luxembourg, Brunei, Liechtenstein, Kuwait, Norway, và Singapore đều đứng cao hơn Hoa Kỳ trong bảng xếp hạng. (Việc dùng tỷ giá quy đổi thị trường hay PPP đều không đóng vai trò quan trọng mấy trong sự so sánh này.). Nếu đang lựa chọn quốc tịch, bạn nên cân nhắc các nước vừa nêu trên.

Nhưng chúng ta không xem Monaco, Brunei và Liechtenstein là những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới bởi vì chúng là những nước nhỏ. Cái làm cho Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế số 1 thế giới đó là sự kết hợp giữa dân số đông và thu nhập bình quân đầu người cao.

Sự kết hợp này giải thích cho việc bằng cách nào sức mạnh và quy mô của nền kinh tế Trung Hoa được so sánh với Hoa Kỳ và đặc biệt là với câu hỏi liệu kẻ thách thức Trung Hoa bây giờ đã thay thế được sự thống trị lâu dài của Hoa Kỳ hay chưa ? Nhưng rõ ràng là tỷ giá hối đoái PPP không phải là công cụ tốt nhất để trả lời câu hỏi trên.

Nguyên nhân là khi nói đến sức mạnh hoặc quy mô của một nền kinh tế, chúng ta đang nói về một loạt rất rộng các câu hỏi được đặt ra với quy mô rất rộng những người tham gia đối thoại. Trên quan điểm của các tập đoàn đa quốc gia, thị trường Trung Hoa lớn tới mức nào? Theo quan điểm của các thị trường tài chính quốc tế, liệu đồng NDT sẽ thách thức đồng Đô la để trở thành đồng tiền thế giới? Theo quan điểm của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế IMF và các hãng thông tấn đa phương khác, Trung Hoa sẽ đóng góp bao nhiêu tiền, và đổi lại thì có bao nhiêu lá phiếu nó sẽ nhận được ? Theo quan điểm của các nước đối đầu trong sự việc căng thẳng Biển Đông, thì bao nhiêu thuyền mà quân đội của Trung Hoa sẽ mua được?

Với những câu hỏi trên, và hầu hết các câu hỏi khác có liên quan đến quy mô của một nên kinh tế, chỉ số được dùng là GDP ở mức tỷ giá hối đoái thị trường, bởi vì những gì chúng ta muốn biết là bao nhiêu thứ mà đồng NDT có thể mua được trong những thị trường quốc tế, chứ không phải bao nhiêu đầu tóc được cắt hoặc những hàng hóa nội địa mà nó có thể mua ở quê nhà Trung Hoa. Và câu trả lời cho câu hỏi đó là Trung Quốc có thể mua nhiều hơn bất cứ quốc gia nào, trừ Hoa Kỳ.

@ Project-Syndicate, May 05, 2014.